1. IOTA LÀ GÌ?
1.1 Tổng quan
IOTA (còn gọi là IOT) là thương hiệu non trẻ, được hiểu như một cách để giải quyết các giao dịch nhỏ ( Micro Transaction), nhằm tối ưu tốt nhất cho Internet of Thing (mọi vật kết nối nhau đều bằng Internet). Dự án này được sáng lập bởi 4 thành viên chủ chốt David Sønstebø, Sergey Ivancheglo, Dominik Schiener, và Dr. Serguei Popov vào năm 2015. Tuy có 2 năm 2016 – 2017 không thật sự tăng trưởng nhiều, song hiện nay IOTA đang trở thành một trong những đồng tiền điện tử có giá trị nhất thế giới. Đồng tiền này có tổng cung là 2,779,530,283 MIOTA.
Lượng cung khá lớn này sẽ giới hạn mức giá cao nhất của IOTA.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá IOTA đã từng đạt đỉnh 5,34 USD / 1 IOTA vào ngày 6 tháng 12 năm 2017, với vốn hóa thị trường cao nhất là 15,5 tỷ USD.
1.2 Thông tin
- Website: https://iota.org/
- TW: https://twitter.com/iotatoken
- Cộng đồng: https://forum.iota.org/
- Xem các giao dịch: https://iotasear.ch/
- Whitepaper: https://iota.org/IOTA_Whitepaper.pdf
Bạn quan tâm: Ripple là gì? Những điều bạn cần biết về mua bán, ví, đầu tư Ripple (XRP)
2. Ứng dụng của IOTA
Chắc chắn khi tìm hiểu về khái niệm IOTA là gì, những nhà đầu tư mới bắt đầu sẽ tự hỏi nó có gì khác với đồng tiền điện tử Bitcoin hay Ethereum.
Trong khi các mạng chuỗi khối truyền thống như Bitcoin hay Ethereum sử dụng công nghệ Blockchain, IOTA sử dụng công nghệ đồ thị không có chu trình (Tangled), tức là quá trình thực hiện các giao dịch sẽ không có chu trình xác định. Để dễ hiểu bạn có thể lấy ví dụ như đối với công nghệ của Bitcoin, để chuyển thông tin từ nút mạng A đến nút D, bạn sẽ phải qua B và C đó là chu trình xác định, còn đối với công nghệ của IOTA chu trình này không xác định nó có thể từ A qua F sau đó mới về D, giúp đạt được tốc độ phát triển nhanh và chi phí giao dịch bằng không.
Sự khác biệt lớn nhất giữa đồng coin này và các đồng tiền như Bitcoin hay Ethereum đó là không có sự phân chia giữa người dùng và người đào mỏ. Đối với IOTA người dùng sẽ chính là thợ mỏ, và thợ mỏ chính là người dùng. Cơ chế này yêu cầu bất kể bạn chuyển khoản bao nhiêu, bạn sẽ phải xác nhận 2 giao dịch của người khác để đảm bảo giao dịch của bạn được hoàn tất. Nói cách khác khi bạn chuyển tiền bạn vừa là người dùng, bạn vừa là thợ mỏ.
Tuy nhiên công nghệ này có cả ưu điểm lẫn nhược điểm . Đối với mạng blockchain truyền thống, thời giạn xác nhận một giao dịch trong hệ thống phụ thuộc vào thời gian trung bình của một chuỗi khối và phí mà người dùng phải trả.
Đối với công nghệ Tangle, thời gian sử dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ, số lượng người dùng trong hệ thống. Nếu có ít giao dịch tại thời điểm bạn thực hiện giao dịch tức có ít thợ đào, thời gian giao dịch sẽ bị chậm lại. Khi hệ thống có nhiều giao dịch thì thời gian giao dịch giảm đi, trái ngược với các mạng blockchain truyền thống nhiều giao dịch mạng sẽ nghẽn và bạn phải chờ lâu.
Với công nghệ của mình, IOTA sẽ giải quyết được những vấn đề sau:
- Tập trung hóa: khác với những hệ thống Blockchain sử dụng công nghệ Proof of Work, hay còn gọi là đào coins, MIOTA không sử dụng mô hình đồng thuận này, đồng nghĩa với việc sẽ không có chuyện các pool đào lớn nổi lên, tập trung vốn và sức mạnh để thao túng mạng lưới.
- Ứng dụng tiền điện tử cho giao dịch hàng ngày: dự án này đang hướng đến một mạng lưới với chi phí giao dịch gần như bằng không, và với tốc độ nhanh chóng, điều này sẽ đưa đồng tiền này vào sử dụng hàng ngày.
- Giới hạn khả năng mở rộng: Một vài đồng tiền mã hóa bị giới hạn cứng tong số giao dịch tối đa và giới hạn này không thể bị loại bỏ bởi tính đồng thuận phi tập trung. Một số lượng giới hạn trước khi chạy đồng coin không thể nào đáp ứng được hệ thống khi nó được bặt bởi một người “phi thường”. Nếu đặt giá trị quá nhỏ số lượng người tham gia sẽ bị giới hạn, quá lớn khả năng hệ thống sẽ bị tấn công cao.
- Yêu cầu cao đối với các phần cứng
- Dữ liệu không có giới hạn
3. Có nên đầu tư IOTA?
Nếu bạn có một số tiền dư kha khá thì bạn nên đầu tư và trữ (Hold) đồng coin này vì trong tương lai IOTA sẽ tăng cao vì những giá trị đồng này mang lại.
Còn nều bạn cảm thấy không chắn chắn có thể giữ lâu dài thì bạn có thể chơi trade trên đồng này vì số lượng giao dịch hàng ngày của đồng coin này vô cùng khủng khiếp.
Một tin tốt là trong năm sau thì Microsoft và Samsung sẽ hợp tác với IOTA để phát triển thị trường dữ liệu của họ trên công nghệ Tangled đang phát triển.
EU mới đây cũng đã phê chuẩn cho dự án xây dựng thành phố thông minh trên nền tảng của đồng tiền điện tử này
>> Xem thêm: Bảng giá tiền điện tử hôm nay
4. Mua bán, giao dịch và lưu trữ IOTA ở đâu?
Hiện tại IOTA được giao dịch ở nhiều sàn giao dịch lớn như Binance, Bitfinex, Huobi…
Tuy nhiên, theo Coin68, tốt nhất là bạn hãy chia vốn của mình thành nhiều phần và mua đồng tiền coin này ở ít nhất 2 sàn giao dịch khác nhau. Để mua đồng IOTA thì bạn có thể mua Bitcoin hoặc Ethereum sau đó chuyển lên các sàn rồi mua.
Hiện tại các bạn không nên đăng ký một địa chỉ ví nào khác trên website của IOTA nhé! Nếu các bạn mua số lượng chơi nhỏ thì các bạn có thể để trên sàn và bật bảo mật là OK.
Nhưng nếu các bạn chơi lớn từ vài IOTA/BTC trở lên thì bạn có thể cài đặt ví trên máy tính của mình. Các bạn có thể xem hướng dẫn tạo ví tại đây:https://iota.readme.io/docs/general phần download client ấy nhé!
Lưu ý: Chỉ sử dụng ví trên máy tính khi máy bạn thật sự sạch sẽ, có phần mềm diệt virus, mã độc còn không thì để trên máy của bạn còn nguy hiểm hơn.
Hi vọng bài viết ” IOTA là gì?” của Coin68 đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân cũng như có thêm kiến thức để có thể quyết định đầu tư một cách đúng đắn. Chúc các bạn luôn vui vẻ và thành công!