Ngành BĐS có đóng góp hơn 11% GDP, tạo việc làm cho hàng triệu lao động và có tác động lớn đến nhiều ngành nghề khác.
Tổng hợp các hành động quyết liệt của Chính phủ (CP) và Thủ tướng (TT) trong thời gian qua nhằm ‘giải cứu’ ngành bất động sản (BĐS):
1/ Thành lập Tổ công tác của TT với người đứng đầu là Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cùng các bộ ngành và địa phương rà sót, chỉnh sửa các quy định pháp lý chồng chéo bất hợp lý nhằm tháo gỡ các khó khăn pháp lý cho các dự án BĐS ở Tp.HCM, HN và các tỉnh thành trên cả nước.
2/ Bộ Tài chính (BTC) vừa trình CP dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 65 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 153 năm 2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.
- BTC đề xuất giãn thời gian thực hiện trong vòng một năm, tức là từ ngày 1-1-2024 sẽ tiếp tục thực hiện quy định về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại nghị định 65.
- BTC kiến nghị CP cho phép giãn thời gian thực hiện một năm đối với quy định yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc tại nghị định 65. Bộ Tài chính lý giải trong bối cảnh huy động vốn khó khăn, trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện xếp hạng tín nhiệm sẽ mất một thời gian đáng kể và tăng thêm chi phí phát hành.
- Nổi bậc là BTC đề xuất cho phép doanh nghiệp được thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu đã phát hành theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp giãn áp lực trả nợ và thanh khoản.
- BTC cũng đề xuất cho phép doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu thỏa thuận về việc chuyển đổi khoản thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn thành khoản vay hoặc tài sản khác.
3/ Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, ngân hàng thương mại và các chủ thể liên quan tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1156/CĐ-TTg ngày 12/12/2022 về tiết kiệm chi phí, giảm thủ tục hành chính, tăng cường số hóa để cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho nền kinh tế; cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
4/ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện: Chủ động rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý theo thẩm quyền để đôn đốc, hướng dẫn; trường hợp vượt thẩm quyền thì trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để tháo gỡ các khó khăn thuộc lĩnh vực đất đai trong triển khai thực hiện phát triển thị trường và các dự án bất động sản.
5/ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện: Khẩn trương rà soát sửa đổi, bổ sung kịp thời quy định, pháp luật về đầu tư, đấu thầu để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư, đấu thầu dự án bất động sản.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, tích cực hơn nữa để chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS, nhà ở xã hội, .v.v…
Một vài tín hiệu tích cực:
- CP đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ giúp kích cầu cả nền kinh tế.
- NHTW Mỹ giảm lãi suất => tỷ giá USD sẽ hạ nhiệt, tiền các nước sẽ bớt hút về Mỹ mà lan tỏa đầu tư chỗ khác, trong đó có Việt Nam.
- Xuất nhập khẩu Việt Nam đạt kỷ lục, đến hôm nay là vượt 700 tỷ USD.
- Nhiều ngân hàng thương mại đang quây lại hỗ trợ lãi suất mua nhà cho người dân có nhu cầu thực sự.